Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

THUÊ THÔI.

Thuê giám đốc doanh nghiệp đó là cách quản lý khi khối lượng quản lý lớn dần mà chủ doanh nghiệp không thể bao được hết. Những doanh nghiệp lớn của nhà nước là một dạng như vậy.
Một tập đoàn đa quốc gia như Microsoft hay một cửa hàng ăn bé tẹo của Việt nam đều thuê nhân viên để làm việc cho mình. Sự khác nhau chỉ là thuê nhiều cấp hay một cấp công việc mà thôi, ở những công ty lớn là thuê Tổng giám đốc các loại, rồi Tổng giám đốc lại thuê giám đốc các loại và cứ thế đến nhân viên trực tiếp, còn cửa hàng ăn bé tẹo thì thuê nhân viên trực tiếp và thậm chí chỉ thuê một người. Một tập đoàn hoạt động theo định chế do tập đoàn ban hành, một cửa hàng hoạt động theo những điều khoản cụ thể, thậm chí bằng miệng không cần văn bản.
Doanh thu của Microsoft năm 2010 là 62,48 tỷ USD, của Ford là 128,95 USD lớn hơn GDP của Việt nam là 104,6 tỷ USD. Nếu là một quốc gia Ford xếp trên Việt nam và sau nhiều tập đoàn khác. Nói vậy để thấy riêng về điều hành hoạt động kinh doanh, qui mô phải điều hành của Ford lớn hơn nền kinh tế của Việt nam. Ở các công ty này không có tham nhũng, tham ô (theo tổ chức minh bạch quốc tế thì :   "tham nhũng là Lợi dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn và lấy của dân. tham ô là hành vi Lợi dụng quyền hành để lấy cắp của công.")  chỉ có lấy cắp (ăn cắp) của công ty mà thôi.
Nói dông dài vậy để nói về những phát biểu tâm huyết, gang thép của các đại biểu quốc hội tại kỳ họp 8 quốc hội khoá 13 về nhân sự (không phải là nhân lực) - xin dẫn một bài đanh thép : ĐẠI HỘI ĐẢNG 12 PHẢI LÀ CUỘC CÁNH MẠNG VỀ NHÂN SỰ. Phát biểu đầy tâm và cao tầm vậy, nhưng ở ta tham nhũng, tham ô rất nhiều trong các doanh nghiệp nhà nước, các công ty cổ phần vốn nhà nước chi phối (bao gồm cả các ngân hàng cổ phần). Vì sao? vì ở đó tiền của nhà nước được coi là của chung, của chùa, ở đó chưa ký hợp đồng với giám đốc, tổng giám đốc theo các điều khoản nghiêm ngặt về tài sản doanh nghiệp. Ở đó còn duy trì chế độ bổ nhiệm, một người rất to ký cho một người.
Cuộc cách mạng nhân sự nếu có, thì trước tiên hãy là cuộc cách mạng nhân lực, sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả. Hãy đi thuê nhân lực, hãy cho những người đang được gọi là cán bộ, công nhân được làm thuê thực sự, bằng một hợp đồng đơn dạng ký giữa hai bên, chứ không phải là cái hợp đồng đồng dạng hàng ngàn hàng vạn bản như nhau được ký bởi một bên và bên kia gần như bắt buộc ký, để rồi thực hiện rất ít hoặc không thực hiện được.
Xin kể chuyện này : Giám đốc một công ty nhà nước tâm sự. Nếu chỉ trông vào kết quả sản xuất kinh doanh thì giám đốc ăn gì, lương hằng tháng được bao nhiêu, nếu chỉ bán hàng thì vừa bận bịu bán vừa lo chuyện kiện cáo chất lượng, khối lượng hàng hoá đã bạc tóc rồi, nói chi đến lao tâm khổ tứ để lo kỹ thuật máy móc thiết bị hoạt động tốt, vận hành thường xuyên và liên tục. Nhưng ... nhưng máy móc bị sự cố, hỏng hóc thì mới có cơ hội để thu nhập chứ, mới mua rẻ nhập đắt được chứ, mới chuyển lãi được chứ. Ôi trời! nhưng đúng, đúng quá.
Nếu mình làm cho sướng bản thân thì cứ hì hà, hì hụi làm thôi, càng hà nhiều thì càng sướng, càng hụi lâu càng sướng, chẳng nói cho ai biết cái sướng này đâu. Nếu mình làm tiền thì mình đi thuê thôi, giá mồ hôi không đắt đâu, chỉ có thuê mồ hôi mới được nhiều tiền, từ tiền lại đầu tư tiếp, thuê tiếp nhiều lên để có thêm thật nhiều tiền, tiền làm ra tiền mà, cho tiền ra cửa để tiền còn đẻ chứ. Thuê thôi. Làm kinh tế thì phải theo qui luật kinh tế chứ, cho dù gọi là dự án, ngân hàng, sản xuất, kinh doanh thương mại hay gì gì nữa thì cũng thuê thôi. Cho dù vốn sở hữu dạng nào, toàn dân, nhà nước, cổ phần, tư nhân đi chăng nữa vẫn là làm kinh tế, thuê thôi. Dòng chảy đầu tư nước ngoài FDI đang vào Việt nam là vậy đấy, thuê thôi, thuê lao động rẻ thôi, thuê đất rẻ thôi, thuê ở đây đang được ưu đãi rất nhiều về hạ tầng, phí, thuế, thuê ở đây rất dễ chuyển giá, chuyển lãi, thuê thôi. Những Canon; Sumitomo; Samsung; Foxconn; Mictac; Tyco Electronics; ABB; Nokia; ...  ra khỏi Trung quốc thôi, vào Việt nam thôi, ra khỏi chỗ đắt vào hẳn chỗ rẻ thôi, thuê thôi.

Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

RƯNG RƯNG.

Đọc xong bài GHI CHÉP VỀ NHỮNG CÁI TÊN. mình thấy rưng rưng, có lẽ vì tủi phận. Xin trích một đoạn : "Tôi lại nhớ cuốn sách mình vừa đọc của tác giả Trà Vigar, nhớ những bức ảnh của Ina Jara, nhớ giọng ca Ksor Đức, Danh Nay, David Boo… Những người bạn dân tộc thiểu số trên đất nước này, với suy nghĩ rằng những cái tên của họ đa dạng và đẹp đẽ, chứ không phải là những cái tên để đón nhận sự phán xét."
Xin không nói về bài viết đã gây nên cảm xúc ra sao, đã làm tôi rưng rưng thế nào. Xin không kể lại những người, những kiếp người và "những sinh linh bị lìa bỏ trước khi nhận biết thế gian" tác giả Tuấn Khanh đã dẫn trong bài viết, bởi làm vậy là thừa.
Xin được đề cập thế này : Quốc hội là cơ quan lập pháp của Quốc gia, ở nước nào cũng thế, vậy những gì liên quan đến cả quốc gia thì phải lập pháp ngay để mọi người dân trong cả quốc gia đó hành pháp, những gì liên quan trong một vùng miền thì nghiên cứu để có thể/hoặc không nên đưa vào lập pháp. Tất cả những gì chỉ của cá nhân thì để cho cá nhân đó lập pháp, những gì trong một nhóm nhỏ, một đơn vị hành chính thậm chí một Tộc người, thì để cho những bộ phận đó tự lập pháp. Ở đây đang bàn về quan hệ dân sự trong quốc gia, tức các quan hệ người - người, quốc hội nên tránh những THAY MẶT. hoặc CƯỠNG BỨC. không những không cần mà còn gây ra rắc rối không đáng có trong quan hệ dân sự.
Xin thưa rằng, những gì người dân tự làm (đặt tên chẳng hạn) nếu gây lên những phiền luỵ, rắc rối cho chính họ trong các quan hệ xã hội thì tự họ sẽ từ bỏ, dư luận xã hội sẽ phán xét việc làm đó bằng những đánh giá cộng đồng. Cuộc sống vốn tự đào thải hay hấp thụ theo cách chọn của chính nó, như cơ thể mỗi người ấy mà, ăn, uống, thở rất khác nhau, nhưng cũng chỉ đắp vào cho thần xác và thần tính của mỗi người mà thôi. Cái cách đào thải hay hấp thụ của mỗi xã hội, mỗi bộ phận xã hội tạo nên văn hoá của xã hội, bộ phận xã hội ấy. Cái cách đào thải hay hấp thụ của mỗi cá nhân sẽ tạo nên béo gầy, cao thấp và tính cách của mỗi cá nhân người ấy.

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

LÀM BÁO BẨN.

Mình chụp màn hình này :

và đánh dấu hai bài viết, Hai bài này đều lấy từ trang khác nhưng chung ở chỗ : Cách đưa tin bài giống hệt đưa tin bài trong "vụ Tướng Quắc". Mặc dù đã xem hai bài trên ở trang tin khác, nhưng trang đó không có uy tín nên đọc để biết vậy thôi. Còn trang này rất cần có uy tín nên không được làm báo bẩn.

Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

SỐNG KHỔ QUÁ.

Xin trích một đoạn trong bài : "Theo ĐB tỉnh Thanh Hóa Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội, nêu một ví dụ cho thấy bất cập của cách tính lương hưu hiện hành.
lương hưu, bảo hiểm xã hội
ĐB Bùi Sỹ Lợi
"Nếu được hưởng lương hưu bằng 75% của 5 năm hoặc 10 năm cuối trước khi nghỉ thì hiện có 1 trường hợp rất đặc biệt là ông Nguyễn Minh, nguyên Tổng giám đốc nhà máy bia Huda Huế hiện hưởng lương hưu 65 triệu đồng/tháng, cao hơn rất nhiều lương của Chủ tịch Quốc hội hiện nay", ông Lợi cho hay." 
Mình thấy người phát biểu đã nói thiếu : Giám đốc bia Huda đã đóng bảo hiểm bao nhiêu trong một tháng? Chỉ nói vậy dễ gây hiểu lầm chế độ lương hưu hiện nay quá lợi cho người đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Ngoài ra nếu thiết kế chính sách, khi phân tích phải toàn diện, phải nói thêm lương của Chủ tịch Quốc hội là bao nhiêu? đóng bảo hiểm hằng tháng được bao nhiêu, có đóng thuế thu nhập cá nhân không, nếu đóng thì bao nhiêu?. Sao chính sách lại bất cập làm vậy?. Một giám đốc doanh nghiệp cấp tỉnh có lương hưu hằng tháng cao hơn rất nhiều lương của Chủ tịch Quốc hội hiện nay thì có bất cập không. Tại sao? Dẫn số liệu phân tích ra chứ nhỉ, nói khơi khơi vậy sao?
Ở các nước phát triển, cá nhân mỗi người thường tự hào đã đóng bao nhiêu thuế cho nhà nước, bao nhiêu bảo hiểm cho các công ty. Nộp thuế để xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nộp thuế là nghĩa vụ của công dân mà, khẩu hiệu ở nước mình thường thế, đóng thuế là yêu nước mà, các quan chức cấp cao nước mình thường hô hào vậy, đóng bảo hiểm là nhân đạo, nhân văn mà, là mình vì mọi người mà, là trách nhiệm cộng đồng cao cả mà. Thuế thu nhập cá nhân (lương, bổng) và bảo hiểm xã hội bắt buộc là hai sắc đóng được thánh thót vang ca như trên mà, cũng như các nước phát triển mà. Xin kể thêm, cách nay hơn 20 năm, mình có đọc trong báo Nhân dân bài phê bình bảo hiểm hưu trí của các nước tư bản là chiếm dụng vốn của người lao động, đại loại lý luận rằng thu của công nhân nhiều năm sau mới trả lại, thu nhiều trả ít. Liệu ở nước ta có thu ít trả nhiều cho người đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không? Bị bắt buộc đóng ít mà được trả nhiều thế, gọi bắt buộc làm chi? hay bắt buộc nhận thưởng? Đất nước vạn, triệu lần hơn rồi sao.
Hãy biết rằng Bill Gates không có lương hưu do bảo hiểm xã hội bắt buộc trả để có thể ví von : Đóng góp cho xã hội nhiều như Bill Gates, mà không có lương hưu, lương hưu của cựu giám đốc Huda là quá cao, đất nước mình tuyệt không? (không so sánh được về số liệu, phép toán so sánh số lần hơn không có nghĩa khi chia 65,2 triệu đồng cho 0 đồng). Nếu chi trả đang quá cao thì trả thấp đi à, căn cứ vào đâu? nếu trả thấp mọi người không đóng bảo hiểm xã hội nữa, tự dành dụm tiền để chi dùng khi nghỉ việc à, nếu vậy bảo hiểm bắt buộc sống bằng chi? Hì hì. Để thấy rằng lương hưu hằng tháng của mỗi người là một phép tính luỹ kế theo đóng góp của từng năm được tính thêm lãi suất cho đến khi được thụ hưởng, chia cho thời gian thụ hưởng bình quân theo giả định hoặc theo pháp luật đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc của nhà nước. Đấy là nói chung cho người lao động có đóng bảo hiểm bắt buộc, chứ không bàn tới Chủ tịch Quốc hội hay nguyên thủ Quốc gia khác của nước ta. Mình tò mò thử với các cụm từ "lương hưu của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam" hoặc " ... Thủ tướng Việt Nam" hoặc " ... Chủ tịch nước Việt Nam" hoặc " .. Tổng bí thư Việt Nam" thì google không có kết quả khả dĩ, chỉ trả về nhiều tin theo lương hưu 65,2 triệu như đang bàn. Như vậy có thể giả định lương hưu của các quan chức cao cấp quốc gia Việt Nam do pháp luật quy định chứ không theo đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Không có số liệu để xem xét..??.
Lại bàn, lương hưu mà cao hơn rất nhiều lương của Chủ tịch Quốc hội hiện nay thì : Chủ tịch Quốc hội sống khổ quá, dưới mức của người hưu rất nhiều, khổ sở thế làm sao có sức để làm việc cho dân cho nước. Qua phát biểu đã trích trên tại Quốc hội, mình mới biết Chủ tịch Quốc hội sống thiếu thốn và khổ sở quá, người về hưu còn có tiền kương hưu để sống rất nhiều cao hơn. Sống khổ quá. Hu hu!.
* 10 giờ ngày 27/10/2014 : Xin bổ xung một số liệu đã được báo nêu Sếp nhận lương hưu 65 triệu đồng tháng : Nói về lương của tôi là vô duyên., nên đọc để hiểu Giám đốc bia Huda Huế đóng bảo hiểm thế nào? 

Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

HỌC THẾ NÀO.

Mình chợt nhớ chuyện vui trong thi tốt nghiệp phổ thông trung học, cũng có thể trong thi đầu vào đại học. Một thí sinh thi xong, nói chuyện cùng ông Anh đã ném phao cho mình : 
- Anh : Thế nào? Có chép được hết không?.
- Thí sinh : Thời gian thoải mái, giám thị coi dễ, chép hết không bỏ chữ nào, thật tuyệt.
- Anh : Sao không bỏ chữ nào, phải bỏ đi một đoạn chứ!
- Thí sinh : Đoạn nào?
- Anh : Thì đoạn sai. Tao đã mở ngoặc ghi rõ (không chép đoạn này) rồi mà.
- Thí sinh : Thì Em cũng chép thế, kể cả ngoặc đơn như của Anh. Thầy chấm phải hiểu chứ! ớ .. ớ.
Nay đọc đoạn này trong bài đã dẫn "5. Đồng nghiệp, hướng dẫn nghiên cứu sinh. Sau khi đọc nội dung NCS gửi, thấy rút điện thoại ra gọi: “Lần trước đã dặn cậu là phải sửa chỗ này, vậy mà vẫn copy y nguyên mà không sửa là sao? Trong báo cáo ghi là ‘phấn đấu đến năm 2xxx đạt kết quả là…’ thì khi copy vào luận án phải sửa lại là ‘đến năm 2xxx đã đạt được…’ chứ. Bây giờ đã qua năm 2xxx rồi còn gì”. Quay sang mình, phân bua: “Nhắc đi nhắc lại rồi mà nó vẫn quên. Cái thằng, sao mà dốt thế”." 
Thi tốt nghiệp phổ thông trung học, copy bằng tay mà không sai một chữ, kể cả ngoặc đơn thì thật tài. Làm NCS, copy bằng máy nên chính xác tuyệt đối là đúng, có gì mà dốt, máy "dốt" à. Mình thấy người đưa hồ sơ luận văn để NCS copy thành luận văn của mình mà chưa sửa cho đúng trước đi mới gọi là ... dốt chứ, đã nghéo tay hợp đồng rồi, thoả thuận rồi sao làm thế, chê ai.
Lại nói về chuyện học và các loại bằng cấp ở bài trên. Theo mình thì gọi là tại chức hay tại lễ, hoặc tại đêm, tại tết, tại chủ nhật, hoặc phản cảm hơn tại trên, tại dưới, tại sấp, tại ngửa cũng được miễn là tại đủ và đạt là chuẩn. Học vào lúc nào thì học (ngày lễ, ngày tết, ngày chủ nhật), học ở vị trí đang làm việc nào thì học (có chứa danh : Tại chức, đang làm thuê : Tại thuê, nghề tự do : Tại tự do, làm ô sin : Tại ô sin) miễn là học đủ tín chỉ và thi kiểm tra đạt tất cả các tín chỉ (kể cả thực nghiệm, thí nghiệm) là được cấp bằng phù hợp. Đấy là nói học như thế nào đối với tất cả những người học có nhu cầu được cấp bằng đã đạt trình độ X, Y, Z về từng cấp học hoặc chuyên ngành học, không nói tới những người học không có yêu cầu được cấp bằng và không đề cập chút gì về học như thế nào (cách học, phương pháp học) của mỗi cá nhân người học. Tất nhiên ta cũng đều hiểu bằng cấp là phó bản, trình độ của người được cấp bằng mới là chính bản, phó bản thì có thể copy như thạc sĩ trên, chính bản thì phải nói ra, viết ra, làm ra mới biết. Cái bằng ấy (phó bản) viết tên cái người ấy đã đạt trình độ ấy (chính bản), đơn giản vậy thôi, như vậy thì đâu có phải phân biệt tại Dì (xin đọc là gì - Cậu đánh máy sai) theo thời gian thực học hay nói quậy như trên là theo tư thế học, Dì như thế nào cũng được, miễn đủ và đạt những Dì. Học thế nào là vậy.
Xin nói thêm về ý rúc rào. Ai chả muốn rúc rào, nếu rúc rào mà được sử dụng, thậm chí sử dụng với thù lao và được vinh danh hơn hẳn học chính quy, ai cũng muốn. Mình đã từng nghĩ : Nếu hồi đó không về phục viên, không thi theo diện thí sinh tự do để vào học chính quy, mà chuyển nghành rồi học tại chức thì chắc chắn là có thời gian đóng bảo hiểm (thời gian công tác) liên tục dài hơn 6 năm, có mức lương cơ bản cao hơn, sẽ được trả lại bảo hiểm nhiều hơn và lương hưu cao hơn, chưa kể theo "trào lưu" thời mình công tác sẽ "có thể" được thù lao và vinh danh cao hơn. Học thế nào còn do dùng thế nào là vậy, cái "có thể" đã khuyến khích cái học thế nào cũng là vậy. Học thế nào là vậy!
Cũng xin coi như viết tiếp cho HỌC GÌ.  trong vài suy nghĩ gần đây tại  CÙNG CÁC GIÁO.  về GIÁO DỤC, GIÁO DỤC.

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

CHIẾM CHỖ.

Mỗi người khi sinh ra là một sự chiếm chỗ hữu hình, Tôi đã sinh ra. lớn lên tiếp tục chiếm chỗ trong cuộc sống này. Nghiễm nhiên là tự chiếm, khi ăn, khi ngủ, khi chơi, cả khi bị bệnh trong bệnh viện, mọi khi, mọi lúc đều tự chiếm một không gian nào đó, khoảng không gian tự tại, chính mình.
Sự chiếm chỗ trước tiên là chiếm không, thời gian bằng thể tích vật chất của cá nhân mỗi người, dù to nhỏ, gầy béo, cao lùn khác nhau. Vì con người cụ thể là chất rắn nên không hòa được vào nhau như thường nói hai tâm hồn hòa lẫn vào nhau, do vậy dẫu vào lúc hòa hợp đáng yêu đó của mỗi đôi người vẫn cứ trên, cứ dưới, bên phải hay bên trái phân minh. Khi ăn, khi chơi, lại càng vậy, có thể món ăn rất khác nhau về thực phẩm hay cách chế biến cùng một thực phẩm, càng rất, rất khác nhau nữa về tiền cho mỗi bữa ăn, vẫn chiếm cùng một chỗ ăn (không tính chi li đơn vị thể tích), cùng một chỗ chơi, cùng là chiếm chỗ như nhau. Khi làm việc cũng vậy, có cá nhân chiếm chỗ Tổng giám đốc, chiếm chỗ Chủ tịch nước, chiếm chỗ nông dân, công nhân, hay là nghề tự do, giúp việc gia đình, cùng chiếm một chức danh chung làm việc, khác chức danh cụ thể Chủ tịch hay Hót rác mà thôi. Có những cá nhân ít xê dịch, di chuyển, có cá nhân liên tục xê dịch di chuyển cho công việc (ở Việt nam hay gọi là công tác ấy mà), cho chơi theo ý cá nhân (hay gọi là du lịch cho sang) thì cũng là cùng chiếm chỗ liên tục theo thời gian chỉ khác không gian mà thôi. Lại bàn về sự khác trong chiếm chỗ, ăn khác, ngủ khác, nghỉ khác, chơi khác, đều rất khác về sử dụng vật chất, vật chất ăn, vật chất ngủ, vật chất nghỉ và vật chất chơi, mỗi người một thứ. Cho dù có sự phân biệt về sang hèn cái vật chất ăn, chơi, ngủ, nghỉ ấy thì ước mong về nó, nơi mỗi người nhiều khi lại trái ngược với sang hèn. Có người xê dịch cả đời nhưng vẫn áy náy vì chưa đến được nơi ấy một lần, nơi mà con người cụ thể được gọi là thảo dân chưa đi quá vài chục kilômét suốt cuộc đời mình, nơi mà cá nhân được gọi là Chủ, là Tổng cho đến cuối cuộc đời vẫn chỉ là mong ước, mong muốn được đến một lần. Có người đã gặp hàng vạn, hàng triệu người trong cuộc đời mình theo chức danh công tác, lại mãi mãi chỉ là mơ về một người, ước được cùng người một lần giao đãi mà chưa thỏa. Thế đấy, cùng là chiếm chỗ ngang nhau, bình đẳng trong không thời gian, vẫn khác đến vô cùng mỗi sự chiếm được định danh, được so sánh trong mỗi và trong mọi người, vẫn khác đến vô tận trong muốn chiếm, chiếm quyền, chiếm tiền và chiếm người với được chiếm. Sự chiếm chỗ của mỗi người để tự là mình thì tự nhiên nhi nhiên. Dân gian có thể tự ti hay tiêu cực hoặc thật vô tư trong ca dao khi nói rằng :
Vua Ngô 36 cái tàn vàng
Chết xuống âm phủ chẳng mang được gì
Chúa chổm uống rượu tì tì
Chết xuống âm phủ, kém gì vua Ngô.
Hôm nay ngày 17/10/2014 đánh dấu 60 năm Tôi chiếm chỗ trong cuộc sống trên thế gian này, Bố, Mẹ đã cho tôi sự chiếm chỗ này, bạn bè, Vợ, Con, những người thân đã cùng giúp tôi chiếm chỗ đến hôm nay. Dẫu đã nói vẫn xin được nói, Tôi chiếm chỗ ra sao :
Tên Tôi một nửa vòm toilet
Một nửa loài người một nửa chiếu chăn
Trong lòng bạn tên tôi một nửa
Với mỗi người thân mỗi nửa trong tôi.
Dẫu đã viết, đã đưa trong blog này, vẫn xin gom lại một vài trong đó đã cùng tôi chiếm chỗ như nào khi tự luận bởi Tôi :    BIÊN GIỚI.;    BỐN CHỤC NĂM RỒI VÀ TOÁN VÀ CHÂU.;  VẪN.;  NGOÀI 8/3.;  CHỢT NHỚ ANH TÀI.;  AI LÀM DỰ ÁN.;  HIỀN TẮM.;  HOÀI.; và  HOÀI NHỚ.;  TÌNH ĐỜI ĐỜI.;  TIỂU CHỦ.;  và  VÔ CHIÊU.;   TẦN CÚC.;  và  TẶNG CÚC.;  BẠN TÔI VÀ ĐẬP VÀO BỜ.;  và   DUYẾN NHỈ.;  VIÊN SỎI.;  ANH TUẤN.;  3C.;  10A(1).  và  10A(2).  và  VÔ TƯ THẦN TIÊN 10A(3).;  THƯỜNG TẠO THÀNH SỰ NGHIỆP.;  BẠN GIÁO.;  và  GIÁO THÂN.;  PHÁT SÁNG.;  KIẾP NÀO.;  QUANG TIẾN.;  YÊU THẾ.;  GIÒ LỤA.;  Mở ra là biên giới, cái biên giới mây ấy mà, khép vào là giò lụa, trong cái ngoặt gấp khúc cong cong ấy nhỉ (xin di chuột vào đấy, từng tên bài, nhấn để mở ra và đọc). Và chung nhất là tự luận về sự chiếm chỗ của thế hệ Tôi trong mấy chục năm qua với cảm quan của chính Tôi trong bài  THÀNH CỤ.


  Thành Cụ Cháu mình, chiếm chỗ đời ba.

Thế hệ Tôi, một thế hệ Việt nam rất lạ, sống trong thời kỳ biến động nhanh chóng và dữ dội nhất của lịch sử dân tộc, rất nhanh chóng tự mình trải qua biến cải chỉ trong vài chục năm, từ người nông dân thực thụ, thành người thừa hưởng nền văn minh nhân loại, từ đi bộ, xe đạp, xe máy đến ô tô, máy bay, từ tự cung, tự cấp các vật phẩm tiêu dùng cơ bản đến sử dụng các vật phẩm công nghệ hiện đại sản xuất trên toàn thế giới, điện thoại di động, tiếp xúc người - người qua internet, từ thế giới quan cây đa, bến nước, sân đình đến thế giới phẳng trên màn hình điện toán, phẳng lỳ theo không và thời gian thực để cùng lúc nhận biết được nhiều nơi nhiều chỗ, phẳng đến mức mà tác giả của cuốn sách "Thế giới phẳng" Thomas L.Friedman đã phải thốt lên sau gần một thập niên xuất bản sách : “Nhìn lại, những gì tôi viết trong cuốn ‘Thế giới phẳng’ đã không còn đúng. Hiện nay, thế giới của chúng ta không phải là ‘thế giới phẳng’ mà là ‘thế giới rất rất phẳng!’ So với thời điểm tôi viết cuốn sách đó, thế giới hiện nay đã ‘phẳng’ hơn rất nhiều.” 
Từ ngắm đít trâu đến nhận biết toàn cầu, thật lạ kỳ thế hệ đã chiếm chỗ như vậy, rất nhanh chỉ trong một thế hệ người, thế hệ chúng tôi.
Cũng xin nói thêm về sự chiếm chỗ dài lâu mãi mãi mà dân gian vẫn gọi "sinh ký, tử quy" hay "sống gửi, thác (chết) về" theo cách nghĩ của Tôi đã hai chục năm có lẻ :

Xin chào nhé

Nào có xa đâu mà phải tiễn
Nghĩa trang kia đầu xóm thôi mà
Xin chào nhé Tôi đi thanh thản
Về nơi xa dù rất gần người.

Xin chào nhé không cười khóc nữa
Khóc đủ rồi cười cũng không thêm
Người ta sống đâu theo tuổi tác
Vui buồn nhiều là thọ đấy thôi.

Xin chào nhé hẹn nhau dưới đó
Chúc trên này cười khóc thoả thuê
Cho ai đó hay cho ta đó
Khóc hay cười cũng cõi lòng ta!

Xin chào nhé tôi đi trước nhé
Phía xa kia quyến rũ tôi rồi!
Chưa nghe kể chưa từng được biết
Sẽ ra sao nơi ấy buồn vui?

Tôi đọc sách không ít, xem trên mạng hàng ngày vẫn "Chưa nghe kể chưa từng được biết, sẽ ra sao nơi ấy buồn vui?". Và sau nữa một lời đã nói, sẽ nói và vẫn muốn nói dẫu để vui, vui : Hôm qua (lúc nào cũng hôm qua nếu còn có thể) đi xem bói, thầy bói dặn đi dặn lại, 50 năm nữa Anh có hạn rất nặng, phải cúng may ra qua khỏi. Tôi nói lời này để sống, và Tôi cũng hiểu rằng "Đắc nhất nhật, quá nhất nhật" :
” Hãy chia đời sống ra thành từng ngăn tách biệt nhau, mỗi ngăn là một ngày.”
Vì thế chúng ta đừng lo tới ngày mai ( chứ không phải không nghĩ gì đến ngày mai, bạn cứ nghĩ tới ngày mai đi, nhưng đừng lo gì cả.). vì ta chỉ lo ngày hôm nay thôi cũng đủ khổ rồi.
Bất kỳ ai cũng có thể làm công việc hằng ngày của mình, dù nặng hay nhẹ cũng có thể sống một cách êm đềm, trong sạch và đầy ý nghĩa từ lúc bình minh đến hoàng hôn, phải cuộc đời chỉ bấy nhiêu thôi.
  Hôm nay là một ngày sống mới, một chiếm chỗ mới của Tôi, Tôi chiếm chỗ trong cuộc sống này cùng người thân, bạn bè gần xa, Tôi đang viết là Tôi đang chiếm chỗ Tôi. Chiếm chỗ Tôi cho Tôi, cho người thân và bạn bè, chiếm chỗ.



Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

CÙNG LÀ TIỀN.

Trong các hoạt động nào đó, nếu thu được bằng tiền thì con người sẽ quan tâm đến lỗ và lãi, tức hiệu số tiền thu vào và chi ra cho hoạt động ấy, hoạt động này gọi là kinh doanh. Hoạt động kinh doanh được thực hiện dựa trên lợi nhuận. (cứ như chép ấy nhỉ).
Trong các hoạt động nào đó, không được thu bằng tiền mà con người chỉ quan tâm đến hiệu quả, tức sự thu hút hay hưởng lợi chung được mang lại, hoạt động này gọi là hoạt động xã hội. Hoạt động xã hội được gọi đa dạng hơn, công ích, từ thiện, nhân đạo, tài trợ, nhưng có thể gọi chung là dựa trên lợi ich của con người, các hoạt động phi lợi nhuận. (cứ như chép ấy nhỉ).
Hoạt động nào cũng là chi phí, mọi hoạt động sống của con người đều phải chi phí. Chi phí nuôi sống bản thân, gia đình, chi phí cho hoạt động kinh doanh, chi phí cho hoạt động xã hội. Các chi phí này được định giá tiêu hao bằng tiền hoặc tiêu hao bằng hoạt động sống của con người, thường là cả hai và được đền đáp bằng lợi nhuận hay lợi ích. Nói đến cùng là chi phí cho lợi nhuận hoặc lợi ích kỳ vọng. Với lợi nhuận là số tiền hoặc vật chất quy tiền thu được thông qua hoạt động, với lợi ích là sự tiện dụng mang lại cho mình hoặc cho người. Chi phí  để đạt được lợi nhuận hoặc lợi ích, mọi hoạt động của con người đều là như vậy và đều dựa trên tính toán rằng : Chi phí nhỏ nhất, lợi ích lớn nhất. Cùng là tiền.
Lợi ích đến lượt nó lại được định trên hệ quy chiếu nào như thông thường hay bàn là con cá hay cần câu. Đói thì cần cá ăn ngay cho khỏi chết, có ăn lưng lửng rồi thì muốn cần câu với hy vọng tự mình không đói vào ngày mai. Bệnh thì cần chữa ngay để khỏi chết, chưa bệnh thì nghĩ ra cái cách để phòng. Câu chuyện của thằng Bờm là điển hình cần con cá, điển hình của việc định giá kinh tế với Phú ông theo nguyên tắc vừa giá. Bờm không hy vọng hão vào "hữu nghị viển vông" với Phú ông, không phụ thuộc toan tính của Phú ông, không trông chờ vào con chuột to, tính toán của Bờm là ăn ngay, ngang giá vào thời điểm và chào, hy vọng có cái gì đó nữa để được đàm phán tiếp.
Thủ tướng nói rất đúng về "hữu nghị viển vông" tức là nói tới đổi ngang giá và chào, hy vọng có đàm phán với "bạn to" tiếp sau - Ghi riêng : Thủ tướng tâm sự rằng, Ông tự tra từ điển từ "viển vông" để phát biểu điều này. Thủ tướng cũng nói đúng "Đi nhiều, Tôi thấy các công trình từ thiện và nhân đạo phần lớn do các doanh nghiệp nhà nước làm". Sao Thủ tướng chưa nói hết ra rằng : Nếu khoán vốn (tiền và sử dụng tài nguyên) cho các doanh nghiệp nhà nước và yêu cầu các doanh nghiệp đó thực hưởng cùng một chính sách kinh doanh, thu thuế bình đẳng như các doanh nghiệp tư nhân, dùng thuế thu được đó, khoán xây dựng các công trình từ thiện và nhân đạo thì chi phí công trình sẽ nhỏ nhất và lợi ích lớn nhất. Bởi cứ cho là các công trình từ thiện, nhân đạo do các doanh nghiệp nhà nước đã làm mà Thủ tướng trông thấy là tuyệt đối trong sạch, không tham nhũng, lãng phí, chất lượng tốt, thì trên thực tế hiển hiện nó đã dềnh dang, chi phí quảng bá trong suốt quá trình thi công, khi khai trương, khánh thành rất lớn. Điều tuyệt đối trong sạch này là tuyệt khó hay tuyệt không có, vì đây là cơ hội để nâng cao chi phí của những người được thừa hành thực hiện, mấy khi được làm? giá thành đơn chiếc? thi công xa doanh nghiệp? nguyên vật liệu nhỏ lẻ? nhiều lắm cơ hội. Hãy xem, các sản phẩm chính là con đẻ của doanh nghiệp còn thường lạm dụng vào những điều tuyệt đối trong sạch, huống chi là con nuôi công trình từ thiện, làm để chứng tỏ người đứng đầu doanh nghiệp đã quan tâm và để báo cáo thành tích. Đấy là nói giá thành công trình, còn lợi ích công trình thì sao, người dân sử dụng công trình nói sao? Vì người chi tiền là doanh nghiệp nhà nước còn người hưởng lợi là dân, lợi ích kỳ vọng vào công trình cụ thể có trùng khít không? Trong đời sống hàng ngày, người dân chi tiền của mình, cho bản thân mình mà còn tự than : Biết thế không chi nữa, phí tiền. Huống chi doanh nghiệp nhà nước chi hộ nhỉ? Đằng này người chi cứ chi, người hưởng cứ hưởng, người chi cứ chi theo gợi ý của địa phương, không biết người thụ hưởng là ai?  "cần" hay "con" không biết nhỉ?
Điều này thì đúng :
Tiền của dân, dân chi cho quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của dân (lại như chép).
Tiền của nhà nước, nhà nước chi cho quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhà nước (như chép).
Nhưng cùng chi cho và cùng là tiền để chi, mà vấn đề có khác nhau như thế này. Người dân chi tiền thì có thể phải chịu trách nhiệm trước thân nhân của mình, nếu có sự liên hệ với thân nhân về tài sản chi. Nhà nước chi tiền thì chắc chắn phải chịu trách nhiệm trước nhân dân mình, tài sản nào cũng của nhân dân, tiền nhà nước in, tiền thu ngân sách các loại, tiền nhà nước bán được công sản, vậy thôi. Trách nhiệm với đồng tiền rất khác nhau, với những đối tượng chi khác nhau là vậy, một đằng phải công khai, minh bạch với nhân dân, một đằng có thể chỉ với một, hoặc một vài người. Cùng là tiền.

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

KHẮC KHOẢI.

Ông Cháu cùng nghe.

Nghe Trọng Tấn hát mà tiếc, tiếc vì không được nghe tại Cung văn hóa hữu nghị Việt - Xô Hà nội vào tối 20/9. Mà tiếc, cái tiếc thoáng qua để rồi khắc khoải, khắc khoải tới vô tận người, khắc khoải về một dòng sông, khắc khoải về một tuổi thơ tôi, cái dòng sông quê ấy, cái tuổi thơ tôi ấy, dòng sông tuổi thơ, một dòng sông xanh chảy mãi tới vô cùng, tới vô cùng.
Tôi sinh ra ở Thôn Thượng, Xã Đức Hòa, Huyện Đa Phúc, Tỉnh Vĩnh Phúc (nay là Sóc Sơn, Hà Nội), Xã ven con sông nhỏ, nhưng tuổi thơ tôi không biết nó, vì sinh ra ở Thôn Thượng, ở phía trên của xã xa sông lắm với bước chân tun tũn tuổi thơ. Nói thêm về quê, các cụ đặt tên thật khéo, thật ý nghĩa, những là ở trên đất cao, những là hòa hiếu, đức độ, những là nhiều phúc và vĩnh viễn phúc từ thôn tới tỉnh. Nay thì, vẫn trên đất cao, vẫn hòa hiếu đức độ, nhưng đã là núi của truyền thuyết và trong sông rồi nhỉ, mỗi thời mỗi khác nhỉ, khi thì bình dị mong ước, khi lại ngưỡng vọng tới anh hùng kiệt hiệt và vòi vọi tới trời. Khi còn nhỏ 6 tuổi đã theo Cha, Mẹ lên Gang thép Thái nguyên, nơi ở cũng xa sông Cầu nên không có ký ức về sông, con sông quê không có.
Lớn đi bộ đội, có dịp đóng quân huấn luyện cạnh sông Thao, khi đó hiểu sông, có cảm xúc cùng sông. Cái miền sông ấy trong tôi, là chuối, là sắn, là ngô, Chúng tôi mua chuối cả buồng của dân và gửi lại nhà dân để ăn dần không dám mang về đơn vị, mua sắn theo cân tự nhổ lấy, cắt đầu đuôi sạch sẽ và dùng củi của dân, nấu tại bếp của dân, ăn xong chưa hết thì mang vào đơn vị, riêng ngô thì bẻ trộm, bẻ theo kiểu đi mười, mười năm bước chân thì bẻ một bắp, giấu diếm đem về đơn vị, tối ra rừng luộc giấu và ăn giấu, ăn diếm, bởi đơn giản lúc đó không ai bán ngô non, ngô tươi, ngô là thóc ... . Cái miền sông ấy trong tôi là dòng nước đỏ ngầu cuồn cuộn chảy và những người con gái dịu dàng nết na, da trắng mà tôi đã đề cập trong GIÁO THÂN.. Cái miền sông ấy hơn hết là những buổi tập trinh sát, hoặc mật tập vất vả cùng thời tiết, cái nước sông ấy tôi đã uống, chủ động vục mũ uống vội vàng trong buổi tập giữa nắng chang chang bất chợt mưa rào, nếu không vội xuống sông uống ngay một vài ngụm nước đỏ ấy thì có thể bị ốm rất nặng. Một dòng sông vẫn còn chút thơ ngây và khờ khạo của anh lính thời chống Mỹ, vẫn còn tuổi thơ trong tâm tính con người. Cái dòng sông kỷ niệm tuổi thanh niên này trong tôi cũng chảy mãi đến vô cùng.
Tự hào Việt nam là hành động làm ra Game Plappy Bird, sau đó mới đến Nguyễn Hà Đông và đến người Việt nam nói chung, cái việc làm ra game ấy là tự hào Việt nam. Cái việc chứng minh được Bổ đề cơ bản langlands là tự hào, rồi đến Ngô Bảo Châu và sau đó là tự hào Việt nam. Làm ra, làm được, làm mới là tự hào. Làm mới mình là tự chảy trong không, thời gian của một đời, làm mới Việt nam là quá trình cùng tự chảy, tự tái sinh của nhiều triệu đời người Việt nam.
Lại nói về Trọng Tấn đã hát "Khúc hát sông quê" trong "Trọng Tấn concert" tối 20/9 ấy, ca khúc đã đóng đinh vào Anh Thơ với chất giọng vang xa da diết, mềm mại dịu dàng quen thuộc đến người nghe. Trọng Tấn đã làm mới nó bởi lời tự sự sâu lắng và khắc khoải, khắc khoải trong tôi, trong Anh, trong người nghe, khắc khoải về nỗi nhớ khôn nguôi của người xa quê, kẻ lãng du đến một đời người. Làm mới mình, làm mới ca khúc, Trọng Tấn đã làm mới khán giả, đẩy khán giả bật lên, bật ra những xúc cảm mới từ ca khúc đã quá quen. Làm mới, hãy làm mới Việt nam ơi, làm đi mới thấy được những chừng nào, làm mới đến vô cùng, một cách TỰ TÁI SINH.. Khắc khoải làm mới, khắc khoải chảy đi, chảy mãi.

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

QUĂNG LƯỚI CHÍNH SÁCH.

Trưởng xóm đến nhà thông báo, hộ có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất sang thổ cư thì kê khai với xã để giải quyết, đăng ký diện tích lớn cũng được.
Ra thế, khi giá đất thổ cư rất cao trên thị trường thì không cho phép chuyển đổi, Ông, Bà chia đất cho cháu con thì cũng chia thổ cư ra, không được thêm. Đến nay khi giá đất rẻ và đất thổ cư cũng rẻ, thì cho phép chuyển đổi sang thổ cư, mỗi tội xã chưa nói, tiền đóng để chuyển đổi lớn hơn cả tiền bán đất theo giá thị trường.
Trong trường hợp này có nên nói : Xã đã tạo mọi điều kiện cho dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất khác sang thổ cư, nhằm an dân, đảm bảo cho bà con an cư lạc nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Chính quyền xã đã thực sự do dân và vì dân nên được bà con yêu mến, đánh giá cao. Có đến xx,xx% người dân hài lòng với công tác của chính quyền xã.
Lại có nên nói : Xã đã nhanh nhạy tiến hành vét (xin đọc - tận thu), vét hết, khi có điều kiện thời cơ là vét sạch, vét đủ, vét hết.
Đấy là nói về xã, nhưng xã chỉ là nơi thống kê, ghi chép ban đầu. Huyện (thị, thành) mới là nơi cấp đổi, quyết định cho phép và các cấp trên huyện là nơi tạo ra chính sách này. Các cấp trên cũng "chưa kịp" nói với dân rằng : Tới đây, nhà nước sẽ tư hữu hóa đất đai, do vậy đất đai thuộc sở hữu của dân, dân làm gì có lợi cho mình thì làm, làm nhà, xây ao, đúc nhà máy đều mặc lòng. Khi đó nếu đền bù đâu còn đất thổ cư, đất ruộng nữa, chỉ là giá đất thị trường và tài sản gắn liền với đất ấy mà thôi. Nhà nước "chưa kịp" nói nhỉ? Dân cứ  nhanh nhạy, khôn lanh chuyển đổi trước đi nhé, cứ đóng tiền nhiều vào, chuyển đổi nhiều vào để ở cho rộng rãi nhé, dự trữ đất ở cho con, cho cháu nữa, nông thôn mới cần rộng rãi. Lại nói, nếu không tư hữu đất thì các quan chức hiện có quyền sử dụng hàng trăm hecta đất đang trồng cây "vàng", cây "bạc" lại nhẫn tâm với mình khi để cho lớp quan con, quan cháu ra quyết định thu hồi sao? Làm gì có nhỉ?. Mà giả sử nếu có thì lại là một cuộc cách mạng nữa à? lại chia cho dân nữa à? lại đánh đổ nhà giàu nữa à? lại KẾT QUẢ CÁCH MẠNG. theo kiểu cải cách nữa à???.  Đây mới là vét theo đúng nghĩa đen của từ, vét  BÁN CÁI., vét giao tài nguyên, vét giao quyền kinh doanh (xin đọc CẤP. GIAO. ). Vét, vét. Cấp, cấp. Giao , giao.
Thật là tiện, lúc nào cũng đi trước đôi bước, cũng giăng sẵn lưới trước dòng sẽ chảy. Gọi thô là vét, nói chữ là "quăng lưới chính sách" được chăng. Chính sách mình làm, cơ chế mình đặt, dòng chảy mình khơi, thì mình quăng lưới, chứ sức đâu, hơi đâu nói cho thằng nào quăng. Mình quăng lưới chính sách do mình đặt ra.

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

CẤP, GIAO.

Tí chút thôi, nhiều gì. Ý tôi là khác nhau tí chút trong mỗi khu vực, tí chút thôi nếu tính theo tỉ lệ tham nhũng công trên tiền được cấp cho các dự án (xin gọi chung các đầu việc). Với các đầu việc là số tiền chi ra và khối lượng hoàn lại, ăn ít thì chẳng bõ, ăn nhiều thì khối lượng giả cũng nhiều, khối lượng thật còn bao nhiêu, nên nói khác tí chút theo phần trăm là vậy. Tất nhiên cũng có những đầu việc to, làm đường cao tốc, mua tàu biển, máy bay chẳng hạn, thì số phần trăm là nhỏ nhưng số tuyệt đối là rất lớn, ấy là bàn vậy.
Cũng là tham nhũng, tham nhũng chính sách công trong việc giao khai thác tài nguyên, từ thủy điện đến trồng rừng chứ chưa nói các khoáng sản khác, lại lớn hơn rất nhiều tham nhũng cấp tiền cho các đầu việc. Tạm gọi những giao này là đầu tư, các đầu tư này khó tính, không tính được chính xác tiền như những đầu việc đã nêu. Tính thế nào trên số hecta giao, trên sản lượng khai thác dự tính, trên thời gian 50, 70 năm và vì vậy xuất hiện cổ phần của các anh, ngoài chi lại quả ngay là thêm chi cổ phần trong dự án. Đầu sở này bao nhiêu phần trăm (đứng tên người khác), đầu sở kia ít hay nhiều hơn, lãnh đạo này (tất nhiên cũng đứng tên người khác) bao nhiêu, lãnh đạo kia à, nhiều đấy.
Tham nhũng được lại quả bằng tiền trên những đầu việc đã là nhiều, tham nhũng được lại quả bằng vốn kinh doanh trên các dự án lại nhiều hơn và hưởng lợi dài hơn theo thời gian. Cấp tiền thì đếm được, lại quả theo phần trăm tiền cấp cũng có thể đếm được. Giao thì khó đếm được, cổ phần lại quả cũng khó đếm và hưởng lợi dài dài. Thế nên có những quan chức ít theo tiền, ít nhận lại quả bằng tiền khi cấp tiền cho đầu việc, đó là những người "liêm khiết", có "đạo đức" tốt. Các quan chức này chỉ giao, giao đất, giao rừng, giao biển, giao mỏ, giao quyền kinh doanh cho các doanh nhân hàng đầu trong nước, trong mỗi tỉnh thành thôi, chỉ giao thôi.
Cấp đi thì "cấp" lại, giao đi thì "giao" lại nhỉ.

Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

KẾT QUẢ CÁCH MẠNG.

Xem xong đoạn này :  "Tôi đã chẳng ngạc nhiên khi đọc trong bài báo những lời ca ngợi thành quả của CCRĐ. Tôi hiểu tác giả có lẽ phải có phần bênh vực sau khi đã thẳng thắn nhắc đến nỗi đau của nạn nhân. Tôi đã tin dụng ý của tác giả là muốn ủng hộ sự bạch hóa dần dần một vấn đề gai góc và đau thương trong lịch sử Việt Nam. Nhưng khi tác giả khẳng định “tư liệu đấy, hiện vật đấy, các ông bà tự hiểu lấy”, và nhớ lại những gì đã được trưng bày trong cuộc triển lãm, tôi bỗng hiểu rằng tác giả rất chân thành tin cuộc CCRĐ là cần thiết. Chân thành khi nói về niềm vui của các nông dân “dắt con trâu ra đồng với tư cách chủ nhân ông”, “ăn cơm trên bộ tràng kỷ mát lạnh xa lạ mà ba đời cha ông mình không dám mơ ước”. Dù những tài sản này không phải là thành quả của sức lao động của chính họ, mà là kết quả của cuộc cách mạng “đánh đổ giai cấp địa chủ bóc lột”, như những văn kiện của Đảng đã rành mạch chỉ ra."  Trích từ bài :  VÂNG LỊCH SỬ CHẲNG PHẢI ĐỂ HẬN THÙ.
Nếu có cuộc đánh đổ bè lũ tham nhũng hiện nay theo kiểu CCRĐ, theo cách chia phần hiện vật thì vẫn là "những tài sản này không phải là thành quả của sức lao động của chính họ"vẫn thế. Tất nhiên, khi "ný nuận" đến cùng thì có một phần rất nhỏ của họ đấy, tham nhũng đã xảy ra trong nhà nước toàn dân mà, mỗi người ít một ít. Và vì vậy họ vẫn dùng, vẫn vui "với tư cách chủ nhân ông", vẫn xúc cảm theo kiểu "ba đời cha ông mình không dám mơ ước”, khi dùng của cải, vật phẩm được chia trong cuộc cách mạng đó, kết quả cách mạng.
Nếu có một cuộc đánh đổ các đại gia giàu có, tích lũy tài sản khổng lồ nhanh chóng chỉ sau hai thập niên vừa qua, cũng theo cách chia phần hiện vật thì ...?. Vâng lịch sử chẳng phải để làm lại, nhưng thật trớ trêu lịch sử hay làm lại na ná thế, nếu hoàn cảnh lịch sử na ná thế. Cộng với một quần chúng dễ bị kích động và dẫn dắt (xin xem QUẦN CHÚNG.), thì lịch sử có thể sao chép y xì, để cho ra một kết quả cách mạng phiên bản X. Sau một khoảng thời gian cần thiết, các đại gia sẽ xuất hiện trở lại và ...  Vấn đề là đại gia nào, sản xuất, kinh doanh thương mại hay tham nhũng và lợi ích nhóm? Có tạo ra một hoàn cảnh lịch sử na ná vậy không?.
Hy vọng với tri thức của mỗi người dân, mỗi lãnh đạo, tri thức thời đại của quốc gia sẽ xử lý khác đi, xử lý dân chủ một cuộc cách mạng chuyển tiếp không máu xương. Một cuộc cánh mạng mà cá nhân ai đó có tội thì đó là do phán quyết của tòa án, quyết không bởi phong trào nào, quyết không bởi một giai tầng nào được chỉ định có tội, chỉ vì tự cho rằng giai tầng đó có quyền lãnh đạo xã hội. Hy vọng người dân sẽ tự mua được các vật phẩm cần thiết hoặc yêu thích, để được vui với tư cách chủ nhân ông, để được xúc động nghĩ rằng vật phẩm này ba đời cha ông mình không dám mơ ước. Như Bố mình khi còn sống đã khấn trước bàn thờ : Con mời các cụ thưởng thức thử thịt ngan lai vịt con tự nuôi, thịt này thời các cụ chưa có, xem hương, vị thế nào. Tự nuôi và thời các cụ chưa có, nghe đơn giản vui vui nhưng thật biện chứng, chứ không cúng bằng vật "quả thực" hay "cướp thực". Hy vọng thế, vào tri thức dân chủ, hy vọng các "nếu có" ở trên sẽ xảy ra trong nền tảng của tri thức ấy. Cuộc cách mạng Cải cách ruộng đất đã có kết quả cách mạng, cuộc cách mạng dân chủ sẽ có kết quả cách mạng.

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

KHÔNG NỠ.

Thật sự từ hôm xem tin có ảnh này :


Mình đã viết nháp một bài về làm chủ. Ai làm chủ lễ khai giảng, học sinh hay quan khách và Thầy, Cô. Học sinh bé nhỏ lít nhít, ngồi xổm trên sân đá, sỏi, xung quanh là các bàn học to cao và các X X to cao hơn nữa đang chễm chệ trên cái to cao ấy.
Nhưng hôm nay đọc bài ĐI TÌM NGÔI TRƯỜNG GÂY "SÓNG" TRÊN MẠNG. thì lại thấy không nỡ. Đúng là không nỡ vì các Thầy, Cô ở ngôi trường "là thôn đặc biệt khó khăn, nghèo khó nhất của xã Lùng Tám."  Và "Bản thân các thầy cô ở điểm trường cũng đã bị nhắc nhở, phê bình khi trong hình các đại biểu, thầy cô thì ngồi ghế, còn học sinh lại ngồi xổm trên sân trường." .
Thì đúng là không nỡ. May mà mình chưa đăng bài nháp ấy, không nỡ.
Nhưng mình thực sự muốn nói : Sao không cho trẻ đánh trống trường vào lúc ấy, tiếng trống khai giảng đầu đời ấy của các Cháu. Sao phải đánh hộ?
Chuyện này : Trên sảnh khách của sân bay Nội bài, một cháu bé cứ ôm khư khư chiếc hộp nhựa đi ra xe, mỏi thì đổi tay. Khi tới nhà, cháu chạy vào nhà vệ sinh, để chiếc hộp đó lên toilet và ngồi lên phẹt .. phẹt, ôi khoan khoái. Thế đó, của mình dùng, mình mang, lớn lên làm chủ, phải tự làm thì mới chủ được.

Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

ĐÚNG. ĐIỀU ĐÓ ĐÚNG.

Xin trích một đoạn trong bài : Giữ cái gì? Của TS Nguyễn Thị Từ Huy :
"Trong bài này, tôi đưa ra một nguyên nhân để lý giải cho hiện tượng vừa nêu ở trên (trong khi luôn ý thức được rằng có nhiều nguyên nhân khác nữa) : các nhà bất đồng chính kiến không/chưa được ủng hộ rộng rãi, lý tưởng tự do dân chủ không/chưa được ủng hộ rộng rãi ở Việt Nam, vì người ta ai cũng còn những thứ « phải giữ »."
Điều đó đúng, thật sự "phải giữ", giữ cuộc sống chứ bỏ làm sao được.
Chị Từ Huy hãy cùng nghĩ xem :
Cả gia đình đang làm việc trong các cơ quan nhà nước, không giữ sao được. Mất việc là mất cuộc sống, mất cái tự do tối cần đầu tiên của cá nhân rồi : Sống. Chưa kể làm khó thêm cho gia đình, cho Cha, Chú họ hàng đã từng cưu mang giúp đỡ mình đôi khi trong cuộc sống, vì họ bị làm phiền.
Cả gia đình làm ngoài nhà nước ư? Ngoài nào? Doanh nhiệp nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài ư? Cũng khả dĩ, nhưng chưa chắc đã ngoài liên can, ngoài tầm với của nhà nước. Một vài người không bị đuổi việc đổi làm sao được quyền lợi của doanh nghiệp trong những liên can ấy. Có thể đuổi nếu đổi được quyền lợi. Ngoài nào? Doanh nghiệp tư nhân à, quá dễ, một cái "búng nhẹ" là doanh nghiệp co vòi ngay, là đuổi việc ngay, nếu không đuổi thì doanh nghiệp phá sản sao? Vì một người, vài người sao để doanh nghiệp phá sản? Lại nữa nếu cưu mang người mà doanh nghiệp bị phá sản thì cưu gì? mang gì? Xin bàn thêm tí về doanh nghiệp tư nhân ở ta. Có hai loại doanh nghiệp (không phân theo luật doanh nghiệp nhé), loại có Cha, Chú đứng sau và loại tự thân vận động. Loại có Cha, Chú đứng sau lợi nhuận vô cùng cao, phát triển vô cùng nhanh, thậm chí thành công ty, tập đoàn lớn trong vài năm trời (Cha, Chú trong các trường hợp này bao gồm cả nhóm lợi ích đấy). Loại tự thân vận động trong thị trường, lợi nhuận thấp, phát triển rất chậm tạm gọi đủ ăn là tốt, tự lao động chân tay và đủ ăn, quí rồi. Cả hai loại doanh nghiệp tư nhân này ai dám cưu mang. Cuối cùng chỉ còn tự thân vận động ư? Đi lại tự do còn chưa có, còn có vài ba đồng chí đi theo, nói gì làm đủ ăn Chị nhỉ. Nói thêm thế này, Cha, Chú thì thành người giàu, đại giàu rất nhanh, có trong tay hàng chục, hàng trăm triệu đô, hàng trăm hecta cao su. Trong mấy ngày này, dân mạng đang bàn về cuộc triển lãm Cải cách ruộng đất, với nhiều lời, nhiều cách bàn. Tôi không biết mấy trăm năm, bao nhiêu đời liên tục, địa chủ mới thâu tóm được từng ấy đất đai, từng ấy của cải theo các ảnh trưng bày trong triển lãm. Nhưng tất cả chúng ta cùng biết, chỉ sau khoảng 20 đến 25 năm (từ khoảng 1990 tới nay) đã đủ cho Cha, Chú ấy lao động "cực nhọc" để có tài sản lớn đến vậy. Chúng ta đều biết địa chủ ăn uống tằn tiện, làm lam lũ như thế nào qua chuyện kể, lại cũng đang thấy Cha, Chú ngày nay có cuộc sống trên tiền ra sao. Chuyện nói thêm này đang là động lực cho dân chủ, chuyện bàn ở trên về công ăn, việc làm và thu nhập lại cho thấy cái động lực ấy chưa đủ. Thế đấy, thế đấy. Một lẽ.
Bản thân Nhà nước Việt nam như tôi đã trình bày trong THUẾ 1.  THUẾ 2.  THUẾ 3.  cũng chưa hẳn phải dựa vào dân trong chi tiêu vật chất, chưa hẳn do dân trong bầu cử tự do. Và do vậy đang vận hành theo chủ thuyết của mình, đang hiểu về dân trong tư duy của chủ thuyết đó, đang làm cho dân theo cách hiểu đó : Nhà nước quản lý (Xin không đề cập đến các lỗi, các việc làm cho dân theo số ít). Một nhà nước đang có số liệu để tự đánh giá là tốt (80% người dân hài lòng về dịch vụ công), nếu không gọi là rất tốt. Cơ thể khỏe mạnh thì tinh thần lành mạnh. Một cơ thể nhà nước và công dân ở Việt nam ta chưa thể gọi là cơ thể hoàn chỉnh, thậm chí một nền kinh tế kiểu ấy mới chỉ có thể gọi là đang hình thành, tức cơ thể đang hình thành. Cái nền kinh tế chưa gọi được tên, chưa có qui luật, cái nền kinh tế số hóa bằng tay, gõ thế nào cũng được như ta đang thấy về số liệu thống kê mà mọi người bàn cãi, cái số liệu vĩ mô mà chính xác đến hai chữ số sau dấu phẩy (1,84% thất nghiệp). Nền kinh tế đang dùng số liệu thống kê của cả Sư và Vãi. Cái cơ thể Việt nam đang hình thành ở cả hai thành tố của một quốc gia, người Dân và Nhà nước. Dân đang lo ăn mặc, đang tập học hành (đang cải cách giáo dục, đang thử thi một kỳ, theo tôi thì đang nhận thức về giáo dục) nên chưa nói nhiều và làm ngay cho dân chủ được. Nhà nước đang tự xây dựng Hiến pháp (mặc định là của Dân, do Dân tự làm), đang lo xây dựng các Luật (mặc định là do Quốc hội xây dựng), đang lo quản lý các Tập đoàn, Công ty kinh tế (mặc định là Tập đoàn, Công ty tự lo theo luật, Nhà nước có thể thuê theo các Hợp đồng đơn lẻ). Nghe thì đắng chát nhưng là thực, là thật cho cả người Dân và Nhà nước, hai chủ thể trong khế ước xã hội hình thành thực tế, chưa ký kết. Một cơ thể đang khỏe lên, một tinh thần đang lành mạnh lên theo hướng tự thân. Tôi có cảm giác cơ học như này, một bố mẹ lo cho con theo ý mình và tự đánh giá là rất yêu thương con, một con mới lớn nên biết cằn nhằn và có lúc cãi lại, nhưng vẫn chưa đủ lực (cả vật chất và hiểu biết) để tự ra sống theo ý mình (bàn về số đông) - Tất nhiên cảm giác cơ học này là khập khiễng, không có bố mẹ và con cái trong một khế ước. Thế đấy. Hai lẽ.
Những điều bàn này chỉ đang về hiện tại, chưa nói tới khuynh hướng tương lai, chưa bàn đến tốc độ hướng tới dân chủ. Chả chủ thuyết nào qua nổi, bằng vào chủ thuyết nhân dân, như trong  THÀNH CỤ. đã viết để cùng tâm sự với bạn học chung từ 45 năm trước (có bạn học từ 1966, 48 năm rồi). Một đời đã trôi. Nhưng dục tốc bất đạt, dân chủ là hướng tới của tất cả các Quốc gia trên toàn thế giới cho đến lúc này. Hướng tới Chị Từ Huy nhỉ, hướng tới nên phải giữ. Đúng phải giữ.



Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

HỌC GÌ, CŨNG ĐIỂM TOÁN VĂN.

Theo phương án thi một kỳ được công bố thì : Năm 2015 thi ba môn bắt buộc Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ và một môn tự chọn.
Như nay mình thấy :
- Cách công bố này chỉ nghĩ về thi, chưa nghĩ đến học. Phải cho học sinh học trước rồi mới thi theo chứ.
- Với các môn thi đã công bố thì : Trường đại học nào cũng phải chọn ứng viên theo điểm toán và văn sao. Ngành Sử trong Đại học Sư Phạm chọn kiểu gì nếu thí sinh của mình không thi sử là ví dụ.
- Mình khẳng định lại một điều đúng là : Kiến thức Môn Toán tại Trường Phổ thông Trung học chỉ phục vụ cho rất ít người học tiếp trong Đại học, ngoài ra không còn ai làm các tính toán đó trong công việc, máy tính làm thay đã lâu rồi. Nếu siêu thị nhiều lên thì đi chợ cũng không cần bốn phép tính, chứ đừng nói là đại số này, giải tích kia nữa và mua hàng qua mạng thì người mua chỉ còn xem hàng và check, chek thôi.
Mình nghĩ sao không công bố là :
Năm 2020 thi một kỳ, kỳ thi sẽ thi bốn môn, một môn bắt buộc Ngoại Ngữ và ba môn tự chọn. Các trường đại học có thể khuyến cáo, trường sẽ ưu tiên xem xét các hồ sơ có môn thi A, B, C. Sẽ ưu tiên chọn thí sinh có điểm cao trong các môn đó theo một trật tự nào đó cho từng nghành học. Và như vậy Nghành Sử của đại học sư phạm khuyến cáo rằng, sẽ xem xét các hồ sơ có thi ba môn : Sử và B, C, trong đó ưu tiên đầu là chọn theo điểm môn Sử.
Từ nay đến 2020 tập trung vào xây dựng chương trình, giáo trình chuẩn, thay đổi phương pháp dạy và học. Về phương pháp dạy và học ở Trung học phổ thông nên ưu tiên vấn đáp, trao đổi để hiểu, bỏ hẳn đọc ghi như hiện nay.
Về Trung học và Tiểu học, các môn học hoặc đại loại thế về giáo dục nói chung, mình đã từng viết tại   ĐÁNH AI.,   KHÔNG SAO.,  HỌC GÌ., VỀ ĐỀ THI.GIÁO DỤC,GIÁO DỤC.,  . Ở đây không nói lại nữa. Nhiều nhỉ, chấm nhé, vậy thôi.

Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

QUỐC KHÁNH.

Đến lúc này, 19giờ, 45phút, ngày 02/9. Mình thấy có ba tin chia thành hai loại tin đáng chú ý sau :
Tin : Nhân dân tự nguyện đến viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Theo VTV1 thì là 3 vạn người, Theo giaoducthoidai.vn thì là 2 vạn, các báo khác hàng vạn người.
Tin : Các đại biểu nhân dân viếng Lăng Bác. Theo VOV.vn là hàng nghìn người. Tin này tương đẳng với vtc.vn và dantri.com.vn.
Tin : Về tai nạn giao thông trong 4 ngày nghỉ lễ,  toàn quốc đã xảy ra 186 vụ tai nạn giao thông, làm chết 114 người và bị thương 145 người. Trong số chết có Trung tướng Phó tổng cục trưởng Tổng cục xây dựng lực lượng Nguyễn Xuân Tư.
Cũng là ghi thế, để sau này xem lại mới nghĩ được.
Xin được không dẫn nguồn vì báo nào chả đăng.

Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

NHẠY CẢM.

Trong đợt thi tốt nghiệp Phổ thông Trung học năm nay. Mình đọc thấy một trang blog cá nhân phân tích đề thi sử (tốt nghiệp Phổ thông Trung học) năm nay với câu 2 (3,0 điểm) : Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975). Đã đề cập một phân tích sau : Đề thi tiếp tục khoét sâu nỗi đau của một bộ phận không nhỏ nhân dân Việt nam, không gợi mở tinh thần hòa hợp, hòa giải dân tộc. Có lẽ đúng chăng, bởi đây cũng là một vấn đề nhạy cảm trong tình hình hiện nay, nó nhạy cảm chẳng kém nếu ra đề : Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống chiến tranh bành trướng Trung quốc năm 1979.
Một đề nhạy cảm với yêu cầu cấp thiết lúc này là đoàn kết toàn dân chống lại hành động xâm lấn, bành trướng của Trung quốc trên biển Đông. Một đề nhạy cảm với chính kẻ đang xâm lấn ấy, Trung quốc. Mình cũng chẳng biết đề tài nào nhạy cảm hơn, nhưng chắc chắn đều nhạy cảm.
Một với suy nghĩ rằng sẽ khơi đậy được niềm tự hào, ý chí chống xâm lược và lòng tự tin là sẽ chiến thắng kẻ xâm lược tiềm ẩn. Nhưng kẻ xâm lược mà ta đang hàm ý đến cần thắng là kẻ nào? Có vạch ra cái bản mặt, chỉ ra cái tên nó được không? Nếu chỉ, vạch được, thì có ra đề văn viết hẳn tên, gạch hẳn mặt nó được không? Sao không được? Có phải vì nó đang xâm lấn chứ chưa xâm lược hay không? Nếu thế thì khái niệm xâm lược mềm hiện nay không là xâm lược phải không. Được biết hiện nay hầu như không có chiến tranh giành dân, chiếm đất, chiến tranh xâm lược lãnh thổ theo nghĩa cũ. Trên thế giới đang hiện hữu khái niệm xâm lược mềm, một sự áp đặt (có thể bằng một cuộc chiến để thay đổi chính phủ) để khai thác lợi thế mà thôi. Lợi thế đó là tất cả những gì có lợi cho bên xâm lược, có hại cho bên bị xâm lược và bao gồm bên thứ ba nào đó, cho dù cái hại, hay lợi đó được giải thích ra sao.
Một với suy nghĩ rằng sẽ tập trung được toàn dân, sức mạnh thực tại của đất nước đập tan hành động (đang) xâm lấn, bẻ gãy ý đồ xâm lược (mềm) của kẻ xâm lấn. Thì có nên ra đề hai không? Thậm chí : Bạn nghĩ sao trước hành động xâm lấn hạ đặt giàn khoan trái phép của nhà cầm quyền Trung quốc trong vùng đặc quyền kinh tế Việt nam ở biển Đông, có là đề văn không? có nên ra đề đó trong hiện tại không? Đặc biệt là, đề đó có nhạy cảm không? Khi chỉ hỏi : Bạn nghĩ sao?
Nhưng xét cho cùng thì đều là để chống Trung quốc mà thôi, chỉ là khơi gợi xa, gần hay thẳng thừng chỉ mặt. Một, Tôi chống Anh.  Một, Tôi sẽ chống Anh.
Xin xem thêm VỀ ĐỀ THI.
Còn bây giờ, tháng cách mạng và tháng quốc khánh, có nhạy cảm không. Xin thưa hết sức nhạy cảm. Tháng tám đã qua trong không khí nhẹ nhàng, ít đả động đến ngày hội lớn nhất của quần chúng. Tháng chín đang lại nhưng báo hiệu cũng có vẻ khiêm tốn bằng lễ hội Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 45 năm Di chúc Bác Hồ tối 30/8. Các chương trình thì ít và không hoành tráng, hệ thống truyền thông không vận hành trên hai lần công suất như mọi khi. Nhưng ngoại giao thì chằng chịt và soắn xít, ở cả hai bến bờ đối diện với những nhà ngoại giao có đẳng cấp rất cao, mới xuất hiện lần đầu của Đảng, phương cách ngoại này có lẽ chỉ các tác giả của nó mới thực hiểu ý đồ. Các loại tin trong nước chồng chéo và nghịch nhau đến lạ, sẽ tha người này, vừa xử nặng người kia, có người đi chữa bệnh lạ. Rất nhạy cảm thật.

Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

ĐÙA. THẬT.

Như đã đề cập trong LẠI NGHĨ. . Mấy hôm nay mình đến Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao Động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên để làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Các thủ tục diễn ra như sau :
1- Lấy một mẫu in sẵn ghi vào thông tin nhân thân (như chứng minh nhân dân) và nộp một CMND phô tô. Ghi vào thông tin của sổ bảo hiểm xã hội và nộp một sổ bảo hiểm xã hội phô tô. Ký tên vào tờ giấy vừa chép thông tin đó và nộp 100.000 VNĐ.
2- Nộp tờ giấy đó, và hai hồ sơ phô tô cho bộ phận khác và được nhận hai giấy, một ghi ngày đến học về giới thiệu tìm kiếm việc làm, một ghi ngày đến lấy Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. Nộp 80.000 VNĐ tiền học.
3- Đến lấy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp (chỉ một tờ) và nộp 40.000 VNĐ. (QĐ này sẽ mang nộp cho Bảo hiểm xã hội địa phương, để thực hiện - mình đếch còn theo Nơi nhận : Như Điều 3 : "... và Ông ... chịu tránh nhiệm thi hành Quyết định này" - Thôi phô tô vậy).
Chuyện tiếp xúc cùng các cháu :
1- Cháu A bảo : Chú 60 tuổi rồi, không cần học nhưng Cháu vẫn phải thu.
2- Cháu B bảo : Chú đi bộ đội và làm việc 42 năm rồi có quan hệ nhiều, Chú nhờ làm cho Cháu một Hợp đồng lao động ba tháng là được (Chú đúng 60). Để Chú khỏi phải đi lại hằng tháng báo cáo về việc tìm kiếm việc làm theo qui định.
3- Cháu C bảo : Để Cháu vẽ đường cho Chú đến Bảo hiểm địa phương.


Mình nghĩ : Mình đóng bảo hiểm thất nghiệp 66 tháng, được hưởng 06 tháng theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội số ..., các Nghị định số ..., và các Thông tư số ..., của Việt Nam. Mình thực hưởng 03 tháng sau đó hưởng lương hưu. Mình đóng tiền để mua 04 tờ in, gồm một mẫu điền thông tin A4, hai giấy điền thông tin mỗi giấy một nửa A4, một QĐ A4, vị chi ngang 3 tờ A4 có chữ in và một dấu đỏ của Bảo hiểm XH Tỉnh Thái nguyên. Các thủ tục và tiền phải nộp này do BHXH Tỉnh quy định, người nộp tiền là mình ký trên các sổ của người thu tiền là mỗi cháu. Như đùa ấy nhỉ.
Mình nghĩ : Các Cháu mình tiếp xúc đều dưới 30 tuổi, rất trẻ, làm việc thật, rất thật chứ nhỉ.

Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

CÂU HAY LẮM.

Nguyễn Quang Vinh trong mục Lọc tin hay tối 14/8 : "Đuổi việc ngay kẻ ra quyết định xử lý cô Oanh chỉ vì "tội" chống tham nhũng mà trù dập con người ta, vụ việc nhỏ xíu như thế mà Phó Thủ tướng phải trực tiếp chỉ đạo vẫn đéo được thì tống cổ chúng nó hết đi, lũ mất dạy."
link : http://www.truongthonkhoailang.com/2014/08/loc-tin-toi-148.html
Chẳng bình, bình thì tống cổ đến Ô đéo được, lũ mất dạy.




Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

CHỈ LÀ LỊCH SỬ.

Châu bản, châu phê và gì, gì nữa bây giờ đang chiếm nhiều thời lượng, hệ thống thông tin đã coi, ví nó là vàng ròng mà cha, ông để lại. Châu bản Triều Nguyễn, Mộc bản Triều Nguyễn, Mộc bản chùa Vĩnh nghiêm, những Di sản tư liệu và gì nữa. Chỉ xin trích :
"Trưởng đại diện văn phòng  UNESCO Hà Nội, bà Katherine Muller Marin cũng vinh danh Châu bản triều Nguyễn là tư liệu văn hoá, chính trị có giá trị to lớn, đưa người đọc ngược trở về hơn 155 năm phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam. Đặc biêt, Châu bản còn phản ánh cam kết phát triển lâu dài của dân tộc như: Vua Gia Long (trị vì từ 1802- 1820) đã có nhiều ngự phê tập trung về giáo dục, chú trọng việc thi cử, tuyển chọn nhân tài, học tập tại Văn miếu Quốc Tử Giám; Vua Minh Mạn (năm 1825) ngự phê phân phát đồ cứu tế, giảm thuế cho nhân dân vùng thiên tai; Vua Thành Thái mở trường quốc học năm 1896 để đào tạo nhân tài có trình độ về nền văn minh phương Tây và ngự phê đặt mua các tờ báo bằng tiếng nước ngoài.
"Đây chỉ là một vài minh chứng cho thấy, Châu bản thể hiện quyết tâm của quốc gia Việt Nam trong phát triển giáo dục, khoa học, văn hoá và giao lưu quốc tế. Chúng cho thấy dân tộc này vĩ đại thế nào khi nói về văn hoá, giáo dục", bà Katherine nhấn mạnh."
Để cho rằng đủ. Xin không trích những phát biểu của các Ông bộ trưởng Nguyễn Thái Bình, Hoàng Anh Tuấn, các nhân vật cao cấp gì gì nữa vì có quá nhiều tính từ có cánh trong những trường hợp như này.
Xin trích tí chút này trong quá nhiều tài liệu, sách vở, hồ sơ :
"Bộ mặt xấu xa, tàn bạo của xã hội phong kiến Việt Nam đương thời: ... nỗi căm giận tuyệt vọng trước sự thối nát của giai cấp thống trị, với nỗi xót xa trước những ..".
 "xã hội phong kiến Việt Nam đã .... với giai cấp thống trị thối nát, với bộ máy quan liêu, chuyên quyền, lũng đoạn".

Để thấm thía. Nếu ta nói về chế độ cũ bằng những lời chê trách nặng nề, miệt thị, bằng ví von thối nát thì lời nói của ta thêm vào cùng lịch sử của chế độ ấy. Nó làm ta liên tưởng đến câu : Nếu anh bắn vào quá khứ bằng một khẩu súng lục, thì tương lai sẽ bắn lại anh bằng một khẩu đại bác (xin lỗi không rõ xuất xứ câu này).
Thế hệ sau ta nhìn cái chế độ mà ta nói tới, bằng nhãn quan của thế hệ, trong cái nhãn quan ấy có thể có hiểu khác, phát biểu khác, và do vậy họ hiểu được thêm về lời nhận xét của ta, tức hiểu thêm ta. Nếu tính theo chế độ thì như đã nhận thấy, trong cùng một chế độ đã có thể thành nhân - quả rồi, vừa "thối nát" đã "vàng ròng" không cần phải đợi đến chế độ khác nữa, rút lại lời nói thì muộn rồi, tên đã bay, lời đã nói. Lịch sử trôi theo thời gian nên có muốn đào, hót đổ đi cũng chẳng thể, muốn tụng ca cũng chẳng được. Lấy đất của lịch sử để tô son, tạc tượng đặt lên bàn thờ, bảo rất vinh quang, hay làm thành mảnh chĩnh, mảnh sành vứt bỏ bụi tre, để bảo rằng thối nát. Nếu ta làm thế, thế hệ sau sẽ đánh giá về ta đấy, đánh giá cái cách phán xét ấy đấy. Chỉ có thể bảo tồn, duy tu, phục dựng hoặc đánh dấu, để các thế hệ sau bằng nhãn quan đương đại đánh giá theo cái thực thể, cái hình ảnh, cái đánh dấu đã để lại ấy và tự hiểu, tự suy tư.
Một công hàm hay công thư (xin tếu là công bút) đã lịch sử rồi . Có thể bàn về công bút đó trong thời gian hiện tại, bàn về ảnh hưởng của nó trong thời gian thực này, bàn về cái đang trên cái đã, cũng có thể bàn về nó với nhãn quan hôm nay để nói đã hạn chế hoặc tiến bộ thế nào so với hôm nay, mọi khen chê đều thừa. Châu phê hay công bút sẽ được bàn về đóng góp của nó với quá khứ, nhưng cần hơn vẫn là trong đời sống thực, để nói người nhìn xa, trông rộng, để nói thiển cận, biết gần, để với tương lai.
Thế đấy. Càng hiểu câu này : Mỗi thời đại đều có cái vinh và nhục của nó. Câu mình đọc được trong "Về chuyện ấy" của TSKH Hồ Ngọc Đại, là trích dẫn của chính tác giả, sau đó mình xem ở báo Hoa Học trò, có một phỏng vấn về tương lai thế hệ trẻ, Ông cũng nhắc lại luận điểm này khi nói : không dám nói là định hướng cho thế hệ trẻ phải làm gì (xin xem HỌC GÌ.). Đọc xong sách của Ông, mình hiểu "chuyện ấy" trong mỗi thời đại cũng có vinh và nhục khác khau. Thời nguyên thủy, trong một hang người nào đó, các người đực, người cái đều là đối tượng của nhau không phân biệt thế hệ, huyết thống, không phân biệt gì, miễn là làm được "chuyện ấy" là làm. Sau thời gian dài tiến hóa, mới tiến tới quan hệ theo lứa tuổi, rồi phân biệt huyết thống, trên cơ sở tách ra, tư nhân ra, tư hữu ra nhiều hang khác nhau để mà phân biệt. Sau này, ở các xã hội tiếp theo lại có những thực tế phù hợp từng xã hội. Đã là, ngủ với nhiều hay với một đàn bà là sức mạnh của đàn ông? ngủ với nhau ngày hay đêm thì đúng? Đang bàn nóng rẫy các trang báo những ngày này, nếu phát hiện ngủ giao lưu đồng thuận, thì công khai hay không công khai danh tính thằng đực, chỉ tên thằng đực thôi?. Để đưa vào Pháp lệnh? Để trình UBTV Quốc hội ký. Thế đấy.
Các đánh giá chung của đại bộ phận người dân thì được gọi là đánh giá của xã hội. Các đánh giá ý chí (không bàn sang lợi ích) riêng của một nhóm người, dù công bố công khai thì cũng không phải là đánh giá của xã hội. Xã hội xưa đánh giá chung được mặc nhiên là tiêu chuẩn đạo đức xã hội, xã hội nay nếu đánh giá đó được trưng cầu (chí ít là thăm dò) dân ý thì cũng là tiêu chuẩn xã hội hoặc được đưa vào pháp luật. Đã là tiêu chuẩn thì có thể khen chê rằng đúng hay sai? khi lời nói, hành động lệch chuẩn nhiều hay ít, đã đưa vào pháp luật thì có thể vi hoặc không vi phạm, nếu là pháp luật hình sự thì gọi có hay không có tội.
Hãy trong thực tại, vô tư với quá khứ và ít biết về tương lai. Hãy làm chủ tư duy chính mình để không chê quá khứ là thối nát hay ca tụng vinh quang. Hãy ít nói về tương lai tươi sáng, bởi 85 năm rồi đã nói, vẫn nói, sẽ sáng tươi. Hãy là thế hệ mình với cái vinh cái nhục của chính mình, để con cháu mình cùng đi tới. Mãi mãi chôn vùi điệp khúc : Hôm kia thối nát, hôm qua vinh quang và ngày mai tươi sáng, mãi mãi hãy chôn vùi, đừng lặp lại vì hôm qua của thế hệ này chính là hôm kia của thế hệ tới mà. Hãy đi tới bằng lịch sử của mình, cái lịch sử không hẳn thối nát cũng chẳng đầy vinh quang, chỉ là lịch sử.

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

CẦN? AI?

Mấy cần :
1- Cần Mỹ công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
2- Cần Mỹ có sự linh hoạt đối với Việt Nam trong đàm phán TPP.
3- Cần Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
4- Cần Mỹ ủng hộ Việt Nam nâng cao năng lực bảo vệ chủ quyền.
Mấy ai :
1- Để giống ai?
2- Để buôn bán với ai?
3- Để sát thương ai?
4- Trước ai?
Nhớ có lần đọc ở đâu đó, một bình luận của chính khách Việt : Những việc lớn trên thế giới, không có Mỹ tham gia không xong, một mình Mỹ làm cũng không được.
Đánh cho Mỹ cút được bốn mốt năm rồi, nhanh nhỉ. Bốn chục năm rồi, ta vẫn ta, ta với ta.

Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

MẸ.

Thật ra là một suy tưởng cho chính mình, nhưng Tôi dùng Mẹ như một ẩn dụ cho vợ tôi, Mẹ của các con Trai, con Dâu tôi và bà của cháu Nội.
Một ẩn dụ trong chuỗi suy tư liên tưởng thì không thể lôgic, có khi không liên tục nữa. Nhưng viết để xả ra, thì dù nhẹ hay nặng lòng thêm cũng viết.
Sau khi vợ mất vì tai nạn giao thông năm 2006, cũng đã có một vài suy nghĩ dạng này :

 Em.


Áo thêu rồng phượng mà chi
và nhiều hoa nữa làm gì hả Em?
Rất nhiều Cha, Chú viếng Em
Trời ngây ngô vậy, thử xem lòng người?

Anh cần tiếng nói của Em
Con mong hơi ấm Mẹ đem trong lòng.
Anh và Em với các Con
Cùng cần nhau ở bữa cơm cơ mà!

Phận mỏng, duyên Em dầy lắm
Cả cuộc đời này đằm thắm Anh yêu.
Chờ Anh, Em nhé chờ nhiều
Việc xong Anh sẽ, nhiều điều cùng Em.
Ngày 13/10/2006 (ba ngày)


Không uổng.


Cái khay Em mua: “mang cho tiện”
Giờ thành khay cơm cúng hàng ngày
Cần mẫn chỉn chu, con Em đấy
Em không thiệt thòi, nó giống Em
Ngày ba bữa, dâng cơm cho Mẹ
Và nhẫn nại, bón cho em Quang
(Lại mua thêm chè ngon cho Mẹ:
Ăn cơm xong, Mẹ uống đã quen)
Vui đi Em, đã là không uổng
Công sinh thành, dạy dỗ của Em.


Giật mình.


Làm sao thế? giọng Em thảng thốt!
Gọi tìm Anh, đường đột giữa khuya
Đêm lặng quá, bàn thờ vẫn thế
Hương vẫn đỏ, tim đèn vẫn lửa
***
Nhưng trời ơi, mắt Em ngấn lệ
Nhớ Con nhiều, đau xót lắm không?
Chăn vẫn đắp, con đang ngoan ngủ
Con bên Anh, Anh cạnh Con mà.



Giữa


Trong bàng hoàng, Anh chợt tỉnh ra
Giữa ớn lạnh, thấy mình có lửa
Giường dài rộng lại Anh nằm giữa
Nối các con với phía Em không

Trong nhói đau, hiểu rằng mất mát
Giữa quẫn cùng, thấy mình cần sống
Làm gạch ngang nối giữa âm dương
Giữa Con mong với phía Em trông



Cái gạch ngang Anh, nặng quá hai đầu
Giữa đến và đi, giữa không và có
Giữa trách nhiệm và tình em đâu dễ
Không thể sẻ chia, chỉ giữa thôi

Cái gạch ngang Anh, cái giữa …cuộc đời
Như giữa mọi người. mọi người ở giữa
Như giữa đất trời, đất trời ở giữa
Anh ở giữa Em, Em ở giữa Anh.
Một vài vậy nhỉ, mình viết nhiều mà.

Đến nay đã giỗ thứ bảy vợ rồi, tôi đã về hưu, sức khỏe đã giảm sút, năng lực đã cạn, nói cách khác đã sang bờ phía vợ rồi, gần rồi, muốn quay đầu cũng không thể nữa, chỉ đến thôi . Những suy nghĩ đứt đoạn này đã là gần cuối rồi, không dừng được nữa, không nghĩ khác được nữa, chỉ nghĩ tiếp thôi, nghĩ tiếp thôi. Xin đọc về những nghĩ này tại  NHƯNG.    và  CHO CON. , để tiếp thôi.       
Khi con trai lấy vợ, nghe nhiều lời bàn về việc nhà của những người thân hoặc bạn bè. Nhưng tựu trưng lại là, con dâu không phải e dè vì mẹ chồng? Con dâu thiệt thòi vì không còn mẹ chồng?. Những e dè hay thiệt thòi ấy cũng đang qua, tôi cũng không nhận biết được là đã ra sao, thế nào. Không e dè ư? cũng đúng, những hôm bác giúp việc đi vắng, bố vẫn dậy nấu cơm sáng được mà, vẫn chăm sóc được em Quang với sự giúp đỡ của Dương mà, và Con thì đang ngủ. Thiệt thòi ư? cũng đúng, những ngày mới sinh cháu nội, Con đã không nhận được sự giúp đỡ của Bà, nhưng bà Cô cũng tận tình mà, lại Bà ngoại nữa, cũng Mẹ mà. Mọi việc diễn ra tự nhiên nhi nhiên theo các con, theo lối sống của các con. Các con là đương, Bố là đã, cách sống của các con, các con cứ sống. Bố hiểu rằng, không ai có thể dạy được ai cách sống, lối sống, chỉ có thể bị ảnh hưởng tự nhiên hoặc tự học theo thôi, Bố cũng thế, con cũng vậy và Mẹ cũng chung nếu Mẹ còn. Không nhận biết vì không phán xét, không cận nghĩ, vậy thôi. Không nhận biết vì không đánh giá, không gọi nó ra một cách cụ thể theo xã hội, theo định kiến chủ quan của Bố.
Nay cháu đã hơn một tuổi, đi lại được rồi, đã không gọi là bế cháu, đến lúc gọi là trông và chơi với cháu rồi. Nhà nghèo, nhưng Ô yếu không chăm được cháu nên nhờ người giúp cháu, cũng tốn kém thêm trong hoàn cảnh thu không đủ bù chi. Cũng nghĩ, nhưng vì tương lai của cháu nên tặc lưỡi, học phương tây, đến lúc chết là hết tài sản, chỉ để lại thằng người kế tiếp, học phương tây nhỉ, không học cũng không được nữa, đến thế rồi mà, an ủi mà chi. Hai người giúp việc cho hai đứa, một đứa Con bại não bẩm sinh, một đứa Cháu vừa sinh nhật, cũng nghĩ, vì Bố đang lo toàn bộ chi tiêu trong nhà, cũng tặc, ... tặc.
Tới đây, bán nhà, bán nhà. Trả nợ rồi chia thừa kế, chia xong khuyến khích con ở riêng, bảo lưu quyền ở cùng Bố, nhưng Con phải là chủ gia đình. Khi đó chắc lương của các con cũng khá rồi, đủ cho hai con và cháu sống tốt rồi. Còn Bố, mua một ngôi nhà vườn nho nhỏ, hơi xa lộ to, khuất sau nhà lớn, nhưng không khí phải sạch, không thể dừng thở được, các thiệt thòi quy vào mua không khí, mua không khí ấy mà, thiệt gì? Nếu lương hưu Bố sống kham khổ mà vẫn khó cho Em, lại vay mà sống, học tây phương mà, sợ chi. Nói là không nghĩ vậy thôi, vẫn chạnh lòng Con ạ. Chạnh lòng khi bộ quần áo mặc hàng ngày của bố được bỏ riêng ra, không giặt cùng mẻ trong máy giặt, "cháu bảo của Ô nặng mùi, để giặt riêng", là Bác giúp việc cho Cháu nói vậy. Không thiển cận, chả hỏi lại Con làm gì? nhưng nghĩ và chạnh lòng. Vẫn biết sẽ vậy, sẽ đến lúc ấy, nhưng nó đến ở tuổi 60 của Bố, vẫn chút chạnh lòng. Ờ thì Mẹ nhận hoa trắng rồi, bố thì đỏ nhạt dần, gần trắng. Gần trắng nên tự nhiên tự nghĩ, vẫn nghĩ, nghĩ an ủi rằng mua không khí ấy mà, sống hết là hết ấy mà. Bao giờ trắng thì hết nghĩ, không khí sạch mấy cũng chả dùng được nói chi mua, như Mẹ mà. Hoa trắng ngày rằm tháng bảy của Mẹ và của ... .